1
Nhắn tin tới Hội Nhất Tâm?

AI CÓ THỂ BẮT ĐƯỢC TỀ THIÊN ĐẠI THÁNH

Tây Du Ký – bộ phim đặc sắc truyền hình của Trung Quốc, bộ phim đã thu hút được hàng triệu khán giả đón xem. Đây không chỉ đơn thuần là một bộ phim giải trí mà nó còn để lại cho chúng ta nhiều bài học trong cuộc sống chính điều đó tạo nên giá trị của bộ phim và đã tạo ra sức hút cho bao thế hệ từ các cụ già đến các em thơ.

Bộ phim xoay quanh nhân vật Tề Thiên Đại Thánh – Tôn Ngộ Không với bảy mươi hai phép biến hóa thần thông. Đại Thánh không những giỏi về phép thuật mà còn rất thông minh, tinh quái, trượng nghĩa luôn luôn muốn tiêu diệt cái ác, cái xấu. Hơn mười tám vạn thiên binh, thiên tướng cùng với các Đại tướng của Thiên Đình như Na Tra, Nhị Lang Thần, Tháp Tháp Lý Thiên Vương… nhưng cũng không thu phục nổi Ngài.

Trong cuộc đại náo Thiên Đình, cuối cùng Ngọc Hoàng phải nhờ tới đức Phật Tổ Như Lai mới bắt được Tôn Ngộ Không. Và bằng một đạo bùa:” Úm Ma Ni Bát Mi Chu” đã nhốt Tôn Ngộ Không dưới Ngũ Hành Sơn hơn năm trăm năm.

Ai Co The Bat Duoc Te Thien Dai Thanh

Tài giỏi và thần thông như vậy nhưng trong lần hộ tống Đường Tăng đi Tây Trúc thỉnh kinh. Tôn Ngộ Không lại ăn trộm và còn đánh đổ cây Nhân Sâm của Trấn Nguyên Tử. Thày trò Đường Tăng vội vàng trốn khỏi trang ấp nhưng cả bốn thày trò đều bị Trấn Nguyên Tử bắt đến hai lần. Đại Thánh tuy thần thông thế nhưng cũng không thoát khỏi cái tay áo của Đại Tiên.

Không thể trốn thoát và cũng không thể cứu được sư phụ và các sư đệ của mình. Tôn Ngộ Không buộc phải đi khắp Thiên giới để tìm thuốc hồi sinh cho cây. Lên gặp các Đại Tiên cũng không có thuốc chữa. Tôn Ngộ Không lại quay về chốn cũ để tìm sư phụ. Và may mắn được Sư phụ chỉ cách đó là phải đi cầu cứu Đức Quan Thế Âm Bồ Tát mới có cách hồi sinh cây Nhân Sâm.

Đúng là Đức Quan Thế Âm Bồ Tát thần thông quảng đại, Ngài đã dùng nước đựng trong bình Cam Lồ mà cứu chữa cây Nhân Sâm. Nói về nguồn gốc của nước Cam Lồ, truyền thuyết kể rằng: Khi Bồ Tát vẫn đang tu luyện giữa thế gian, Ngài đã phải trải qua biết bao nhiêu ma nạn, đã nếm đủ mọi cái khổ trong những cái khổ của người đời. Một ngày, Phật Tổ hiển linh trao cho Ngài chiếc bình Bạch Ngọc Dương Chi, dặn rằng con cần tu tới khi trong bình nở hoa, gọi là Cam Lộ Dương Chi, lúc đó mới thực sự thành chánh quả, phép thuật vô biên. Chúng ta biết rằng nước Cam Lồ ấy phải được đựng trong bình ngọc thanh tịnh và phải dùng cành dương liễu thì mới có khả năng rưới mát chúng sinh. Nghĩa là, nước đó phải có sự kết hợp của ba yếu tố: Thiện (Từ Bi) – Nhẫn (Chịu đựng – Tu luyện) – Chân (Thanh Tịnh) mới đạt được độ mầu nhiệm.

Vậy Trấn Nguyên Tử là ai mà khiến Đại Thánh không thể đánh trả mà phải cầu cạnh tới Đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Trấn Nguyên Tử là ông tổ của dòng Địa tiên, Ngài ở đất Tây Ngưu Hạ Châu tại Ngũ Trang Đạo Quán trên núi Vạn Thọ. Khi Sư phụ – Tam Tạng từng hỏi:” vì sao Đạo quán của Trấn Nguyên Tử ko có tượng Tam Thanh Ngũ Đế mà chỉ thờ 2 chữ Thiên Địa, thì đệ tử ông ta trả lời Tam Thanh là cùng thời, Ngũ Đế là bạn, còn 4 ông Thiên Sư chỉ là hậu bối, trong cõi trời đất chỉ có hai chữ Thiên và Địa xứng để thầy tôi thờ cúng”. Còn đây là lời của Đức Quán Thế Âm nói với Đại Thánh:” Ngươi là con khỉ không biết hay dở! (…) Trấn Nguyên Tử là tổ sư các địa tiên, ta cũng phải nhượng bộ ba phần, sao ngươi dám đánh đổ cây của người”. Chỉ bằng những nhận xét và bình phẩm ấy đã cho thấy Ngài là bậc thần thông và hiếm có Đại tiên nào có thể sánh được. Điều đó cũng lý giải được vì sao Tề Thiên Đại Thánh cũng không thoát khỏi tay áo của Ngài.

Chu Tam

Qua câu chuyện ăn trộm Nhân Sâm – thày trò Đường Tăng bị tiểu đồng sỉ nhục, bị Đại Tiên bắt, trói và đánh. Người xưa muốn răn dạy rằng ở đời phải lấy trung thực làm đầu, không được tham lam, dối trá. Khi đã có sai lầm nên phải nhận ra khuyết điểm và sửa chữa. Thày trò Đường Tăng đang trên đường đi thỉnh Kinh nhưng vẫn còn tham lam, dối trá thì khó mà đến được đất Phật. Người làm thày như Đường Tăng không dạy trò đến nơi đến chốn, thấy đồ đệ làm sai mà không khuyên bảo lại đồng lõa đã sai lại càng sai hơn.

Muốn hóa giải được cái sai đó phải nhờ đến lòng Từ Bi mới có thể hóa giải. Nhờ lòng Từ Bi nên cây có thể hồi sinh, con người có thể gắn kết với nhau (Đại Thánh và Đại Tiên đã kết nghĩa huynh đệ). Muốn có được lòng Từ Bi thì con người phải có Tâm sáng. Như vậy suy cho cùng mọi việc phải bắt nguồn từ chữ Tâm – cái Tâm.

                                                                                          Luật sư – Đức Chinh

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Copyright © by Hoinhattam.com