1
Nhắn tin tới Hội Nhất Tâm?

NHÀ TIÊN TRI KỲ TÀI SỐ MỘT CỦA VIỆT NAM – TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Giữa cái nắng của mùa hạ bên tai lại văng vẳng lên những vần thơ

Nước Nam thường có thánh tài
Sơn hà vững đặt mấy ai rõ ràng
Kia Nhị thuỷ nọ Đao sơn
Bãi ngọc đất nổi âu vàng trời cho
Học cách vật mới dò tới chốn
Chép ghi làm một bản xem chơi
Muôn việc cũng bởi tại trời
Suy thông mới biết sự đời nhường bao
Khéo chẳng sai tơ hào cũng vậy
Truyền hậu thế ai nấy xem cho
Những lời nghiêm ngặt khôn lo
Ai mà biết được trượng phu nên người.

Đây là những lời thơ của cụ Trạng trình Nguyễn Bình Khiêm. Người được mệnh danh là nhà tiên tri vĩ đại. Những lời thơ của cụ được coi là Sấm trạng – những lời tiên đoán đã đúng đến sau hàng thế kỷ kể từ ngày cụ truyền ra.

Nha Tien Tri Ky Tai So Mot Viet Nam Trang Trinh Nguyen Binh Khiem1

Đôi nét về Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm:

Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) huý là Văn Đạt, tự Hanh Phủ, hiệu Bạch Vân cư sĩ, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, Hải Dương, nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Cha Cụ là ông Nguyễn Văn Định có văn tài, học hạnh. Mẹ là Nhữ Thị Thục, con quan thượng thư Nhữ Văn Lan là bậc nữ nhi nhưng rất giỏi về văn chương và đặc biệt là rất am hiểu về lý số.Trạng Nguyễn Bỉnh Khiêm rất thông minh, hiếu học, từ nhỏ đã được mẹ đem thơ quốc âm và kinh truyện ra dạy. Đến thời niên thiếu, ông vào xứ Thanh theo học bảng nhãn Lương Đắc Bằng, được thầy nhận thấy tố chất thông minh và đạo đức nên đã truyền thụ môn học Dịch lý và sách Thái Ất thần kinh. Tuy học giỏi, nhưng lớn lên vào lúc xã hội loạn lạc, Nguyễn Bỉnh Khiêm ẩn chí, đợi thời, không chịu ra thi. Mãi sau này, Mạc thay Lê, tình hình xã hội ổn định, ông mới ra ứng thi, đậu trạng nguyên (1535), rồi làm quan với nhà Mạc, bấy giờ ông đã 45 tuổi. Làm quan ở triều đình được 8 năm (1535-1542), thấy gian thần hoành hành, bè phái, triều chính ngày một xấu thêm, ông dâng sớ xin chém 18 lộng thần, không được chấp nhận, bèn thác cớ xin trí sĩ. Về sau, vì sự ràng buộc của nhà Mạc với các sĩ phu có uy vọng, vì muốn tác động đến thời cuộc, ông trở lại tham gia triều chính với cương vị như một cố vấn. Ông từng theo quân Mạc, đi chinh phạt Vũ Văn Mật, Vũ Văn Uyên. Ông cũng từng bày mưu tính kế giúp Mạc bảo toàn vương nghiệp. Vì thế, hoạn lộ của ông từ Lại bộ Tả thị lang, Đông các đại học sĩ, trải thăng đến Lại bộ Thượng thư, Thái phó, Trình Tuyền hầu, rồi lại gia phong Trình quốc công nên đời thường gọi là Trạng Trình. Mãi đến ngoài 70 tuổi, ông mới thực sự treo xe, treo mũ từ quan.

Trở về quê nhà, sống bên bờ sông Tuyết Hàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm dựng am Bạch Vân, lấy đạo hiệu là Bạch Vân cư sĩ mở trường dạy học, rồi lập quán, xây cầu, dựng chùa, mở chợ, trồng cây… Ông có nhiều học trò nổi tiếng như Nguyễn Quyện, Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Dữ, v.v… người thờ Mạc, người theo Lê, người suốt đời ẩn dật. Tháng mười một năm Ất Dậu (1585) ông qua đời, hưởng thọ 94 tuổi, học trò truy tôn là Tuyết giang phu tử.

Nha Tien Tri Ky Tai So Mot Viet Nam Trang Trinh Nguyen Binh Khiem2

Những câu chuyện về Sấm trạng:

  1. Thày địa lý của Trung Quốc phải thán phục:

Truyện kể rằng, trước lúc Cụ mất cụ đã tự tay chọn nơi huyệt mộ để an táng. Lời đổn thổi về tài năng của cụ khi lúc sinh thời vang sang tận đất Trung Hoa. Có lần, có một thày địa lý cao tay của Tàu nghe tiếng đồn hắn muốn sang tận nơi xem thực hư ra sao. Khi đến mộ của cụ, nhìn quanh hắn thấy đúng là mộ của cụ được đặt vào nơi có huyệt đất tốt. Nhưng nhìn thật kỹ, thì hắn lại thấy huyệt phát thì ở đằng chân, nhưng mộ lại đặt ngược. Hắn đắc ý cho rằng lời đồn về cụ cũng chỉ là hư danh, hắn thầm nghĩ ngay cả cái huyệt mộ mà còn đặt ngược thì là cao nhân nỗi gì. Dương dương đắc ý hắn đem lời nói với con cháu của Cụ và khuyên phải chỉnh sửa lại cho đúng nếu không con cháu sẽ gặp họa. Các con cháu nghe thế ai nấy cũng hãi hùng và có ý nhờ thày địa lý chỉnh lại ngôi mộ cho chính xác. Thày địa lý Tàu nói rằng chẳng phải di chuyển đi dâu chỉ cần xoay lại quan tài và nhích lên một chút là được. Khi con cháu tiến hành khai quật ngôi mộ thì thấy dưới đất có tấm bia đá, thấy làm lạ liền rửa sạch và thấy trên bia khắc rõ:”

“Ngũ thập niên tiền mạch tại đầu

Ngũ thập niên hậu mạch quy túc

Hậu sinh nhĩ bối ná năng tri

Hà vị thánh nhân vô nhỉ mục?”

(Dịch nghĩa: Ngày nay mạch lộn xuống chân

Năm mươi năm trước mạch dâng đằng đầu

Biết gì những kẻ sinh sau

Thánh nhân mắt có mù đâu bao giờ?)

Đọc xong, thày Tàu toát mồ hôi, vái lấy vái để và xin Cụ tha thứ vì có ý mạo phạm. Như vậy, Cụ đã dự đoán trước được cả sự thay đổi của long mạch do thời gian và không gian. Và cũng dự đoán trước được sẽ có sự xuất hiện của thày địa lý. Cao kiến hơn, Cụ lại nhờ chính tay thày địa lý để chỉnh về đúng long mạch cho ngôi mộ của mình”.

  1. Đưa ra lời tiên đoán cho các chính khách

2.1 Lời khuyên dành cho Nguyễn Hoàng:

Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng là hai con của tướng Nguyễn Kim. Sau khi Nguyễn Kim mất đi, Trịnh Kiểm e ngại hai người em vợ tranh giành quyền lực với mình, đã tìm cách sát hại Nguyễn Uông. Nguyễn Hoàng lo sợ rồi cũng đến lượt mình bị hãm hại, nhưng chưa tìm ra cách nào để thoát khỏi nguy hiểm. Được biết, Trịnh Kiểm cũng đã cho người đến xin lời khuyên của Trạng Trình, Nguyễn Hoàng bèn bí mật cho người thân tín ra Bắc xin kế của Trạng.

Trạng lẳng lặng nghe người kia trình bày về tình trạng khó khăn của Nguyễn Hoàng, không nói gì, khẽ ho rồi chống gậy lững thững bước ra sân. Người kia biết ý cũng bước ra theo. Đến bên hòn non bộ, Trạng đứng ngắm đàn kiến đang leo qua hòn giả sơn mà nói bâng quơ:

“Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. (Một dải núi Hoành Sơn có thể dung thân được muôn đời)

Nguyễn Hoàng hiểu được ẩn ý trong lời Trạng, bèn tìm đến gặp chị gái là Ngọc Bảo (vợ Trịnh Kiểm) xin cho mình đi trấn thủ Thuận Hóa. Ngọc Bảo nói thêm với chồng rằng, nhà Mạc thường đem quân theo đường biển đánh vào Nghệ An, nếu được cậu em vào Thuận Hóa trấn giữ sẽ là phên dậu bảo đảm an toàn cho phía Nam của triều đình. Trịnh Kiểm thấy hợp ý, vì cho rằng Thuận Hóa là nơi biên cương tuyệt lộ, đất cằn, người thưa, dù có phản nghịch thì Nguyễn Hoàng cũng chẳng làm nên trò trống gì. Vả đẩy được cậu em đi xa, đỡ phải ngày đêm cứ phải canh cánh đề phòng bị trả thù. Vậy là Trịnh Kiểm bằng lòng, dâng biểu lên vua cử Nguyễn Hoàng đi trấn nhậm xứ Thuận Hóa.

Trịnh Kiểm không ngờ mình đã thả hổ về rừng. Nguyễn Hoàng vào miền trong đã mở mang cơ nghiệp chúa Nguyễn, đối chọi với chúa Trịnh ngoài Bắc, tạo nên tình thế Trịnh – Nguyễn phân tranh sau này.

  • Lời khuyên dành cho nhà Mạc:

Nhà Mạc trước nguy cơ suy vong, liền sai đại thần là  Mạc Hậu Hợp hỏi ý kiến Cụ về tương lai. Mặc dù đã ở tuổi 94 nhưng  Cụ đã đọc hai câu: “Cao Bằng tàng tại, Tam đại tồn cô” (nghĩa rằng rút về đất Cao Bằng thì sẽ kéo dài thêm được ba đời nữa). Con cháu nhà Mạc đã theo kế ấy, thu về đất Cao Bằng và đã tồn tại được thêm ba đời là Mạc Kính Cung, Mạc Kính Khoan và Mạc Kính Vũ.

  1. Những lời tiên tri đúng cả tới đời sau

Câu chuyện thứ nhất:

Dự đoán trong tương lai con cháu sẽ gặp khó khăn. Trước khi mất, Cụ có giao cho con cháu một ống tre được sơn son thếp vàng rất đẹp, ống tre được bịt kín hai đầu và truyền lại rằng phải đúng ngày, giờ, tháng, năm con cháu phải rước ống tre lên dinh quan Thống đốc ở Hải Dương và trao tận tay cho quan. Cũng dặn cho cháu rằng cấm tuyệt đối không được phép ai mở ra và phải do đích thân quan Tổng đốc mở. Quả đúng dư như liệu, sau khi Cụ qua đòi con cháu dần lâm vào hoạn nạn khó khăn. Tuân theo lời Cụ, đúng ngày giờ con cháu mang ống tre lên dinh quan Tổng đốc. Khi được quân lính báo rằng có con cháu Trạng mang theo thư của Cụ đến gặp. Lấy làm lạ quan cho truyền vào và đi ra cửa để xem. Đúng lúc đó chiếc xà nhà do bị mối mọt đã rơi đúng vào chỗ quan ngồi. Quan tổng đốc kinh ngãi vội vàng mở chiếc ống thư mà Cụ để lại thì thấy viết rằng:”

”Ngã giải nhĩ thượng lương chi ách/ Nhĩ cứu ngã tử tôn chi bần”

(Dịch nghĩa: Cứu ngươi thoát nạn đổ nhà/ Ngươi nên cứu cháu con ta khỏi nghèo).

Đội ơn Cụ đã cứu mạng, quan Tổng đốc đã ban rất nhiều ngân lượng cho con cháu của Cụ để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn

Câu chuyện thứ hai:

Nguyễn Công Trứ được coi là người có công rất lớn đối với đất nước. Đi đến đâu ông cũng khai hoang, lấn biển, giúp dân lập ấp. Vào đời vua Minh Mạng, năm thứ 14 ông đi khai khẩn ở vùng Hải Dương. Qua đi thực tế ông thấy cần phải đào sông vừa để lấy nước tưới tiêu vừa là giao thông có cho thuyền bè có thể đi lại. Nhưng ngặt nỗi để đào được con sông đúng như ý thì phải phá ngôi đề thờ Trạng Trình do nhân dân đã lập từ trước. Ông quyết đinh phá dỡ ngôi đền để đào sông. Trước khi phá đền ông cho quân lính vào đền bê bát hương, bê bát hương thấy ở dưới bát hương có mấy câu thơ trạm trên tấm đá. Ông bèn cho người vào đọc thì thấy viết:”

“Minh Mạng Thập tứ

Thằng Trứ phá đền

Phá đền phải làm đền

Nào ai đụng đến doanh điền nhà bay”.

Sự kỳ lạ đã làm Nguyễn Công Trứ thay đổi kế hoạch, ông không phá đền mà còn cho tu sửa đền to đẹp, khang trang hơn trước.

Trên đây chỉ là một trong những câu chuyện kể về những lời tiên tri của Cụ. Để kể về những Sấm truyền của cụ và những lời diễn giải có lẽ không giấy bút nào có thể viết hết.

Như vậy, tiên tri chính là những lời dự đoán, phán đoán những việc xảy ra trong tương lai. Và những sự việc dự đoán đó sẽ xảy ra. Về bản chất bói toán hay tiên tri cũng giống như nhau, cũng là đều là đưa ra những dự đoán, tiên đoán về những điều sẽ xảy ra. Những người như thế đều có những khả năng đặc biệt đó là dự đoán. Khả năng đó có thể do Thiên phú (Trời phú sinh ra đã có) hoặc do học tập, tu luyện mà thành.

Là bậc hậu thế, tôi luôn luôn ngưỡng mộ về tài năng và đức hạnh của Cụ. Cũng chẳng biết viết gì để có thể ca ngợi tài năng và khí chất ấy. Đành mượn lời của những bậc đại sỹ để tri ân và tưởng nhớ về Cụ – Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Danh sĩ Phạm Đình Hổ thời Nguyễn nhận định: “Lý học như Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phùng Khắc Khoan đều là tinh anh của non sông đúc lại”.

Sử gia Phan Huy Chú xem Nguyễn Bỉnh Khiêm là “một bậc kỳ tài, hiển danh muôn thuở”.

                                                                                                Luật sư – Đức Chinh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Copyright © by Hoinhattam.com