1
Nhắn tin tới Hội Nhất Tâm?

Người “thổi hồn” cho ban thờ

Khi người ta yêu, người ta có thể làm tất cả cho tình yêu ấy,…

Và có một thứ tình yêu rất đặc biệt, được hình thành từ rất lâu, sự tác động của thời gian không những không làm nó phai tàn đi, mà càng ngày trở nên đẹp đẽ hơn. Càng lạ kỳ hơn, tình yêu ấy đến với con người ta không đơn thuần chỉ là yêu mến, mà nó còn bao hàm sự kính trọng với một thế giới khác, thế giới mang tên huyền bí. Từ những thứ người ta không thể nhìn thấy được, không chạm tới được, nhưng cảm nhận được bằng tâm thức; rồi cứ thế, người ta dựng xây, vun đắp lên, hình tượng hóa tình yêu ấy của mình, qua tháng năm, như những gì chúng ta thấy ngày hôm nay, đó là tín ngưỡng thờ phụng, với hình tượng là “Ban thờ”. Một nét văn hóa rất đặc trưng của phương Đông. Trong đó, có Việt Nam, một đất nước đa dân tộc nhưng lại có chung một “tình yêu”… “tình yêu” ấy, hiện hữu khắp nơi, trên mảnh đất hình chữ S, trong từng mái nhà Việt…

Có người ví von: “Ban thờ của người Việt đẹp như một bức tranh vậy!” Và thật sự, có những người Việt rất thành tín, họ chính là những “người nghệ sĩ của tín ngưỡng”, đã thành tâm kí thác tâm tư tình cảm của mình trong đó để “thổi hồn cho Ban thờ”,…

Nguoi Thoi Hon Cho Ban Tho

Từ tín ngưỡng đến văn hóa

Người Việt ta từ xưa đến nay, được đắm mình trong cái nôi của Văn hóa phương Đông huyền bí, nơi chứa đựng những triết lý nhân sinh quan sâu sắc, những phong tục – tín ngưỡng mang đậm tính nhân văn – nhân bản. Trong đó, không thể không kể đến phong tục thờ cúng Tổ Tiên – Thần – Phật,… nơi để con người ta thể hiện lòng thành kính của mình với Tổ Tiên – Thần – Phật; là Lễ, một trong ngũ Đạo (Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín), gắn liền với sinh mệnh mình. Cũng chính vì thế, dù ở đâu, trong bất kì hoàn cảnh nào, những ngôi nhà của người Việt có thể thiếu nhiều thứ nhưng không thể thiếu “Ban thờ”…

Cũng như nhiều dân tộc khác, tín ngưỡng thờ phụng của người Việt xuất phát từ nhận thức “vạn vật hữu linh” – mọi vật đều có linh hồn, và bắt đầu từ giới tự nhiên xung quanh mình. Họ tin rằng, trong mỗi con người đều có phần “hồn” và “vía”. Không có ý thức cao siêu về thiên đàng hay địa ngục của Kitô giáo hay thuyết luân hồi chuyển kiếp đầu thai của đạo Phật; trong nhận thức dân gian, thể xác và linh hồn vừa gắn bó, vừa tách biệt. Chúng gắn bó khi sống và tách biệt khi chết, thể xác đã hòa vào cát bụi nhưng phần hồn vẫn tồn tại chuyển sang sống ở một thế giới khác. Như chúng ta biết, nơi ấy gọi là Cõi âm. Ở nơi Cõi âm ấy, linh hồn cũng có mọi nhu cầu như cuộc sống Dương gian. Theo quan niệm dân gian, chết cũng là một dạng “sống”; nhưng không phải sống ở môi trường hiện hữu loài người chúng ta vẫn sống, mà sống trong một không gian khác… một không gian song song, có mối liên hệ mật thiết với thực tại, qua những cánh cổng đặc biệt mà không phải ai cũng có thể nắm bắt được…

Nhưng, vốn là “tình yêu”, thứ tình yêu lạ kì và mãnh liệt; bằng “tình yêu” ấy, người Việt đã hình tượng hóa không gian ấy bằng tín ngưỡng thờ phụng, và đặt nó trên “Ban thờ”. Vì họ tin, một niềm tin sắt đá, rằng: “Đó là nơi Tổ Tiên – Thần – Phật ngự. Ớ đó, luôn có họ, dõi theo và phù hộ… cho mình”. Mặc dù, ở phương Đông, nhiêu địa phương, nhiều dân tộc có chung một tín ngưỡng thờ phụng như nhau; nhưng với người Việt, tín ngưỡng ấy từ lâu đã được nâng lên một tầm cao mới, trở thành bản sắc văn hóa dân tộc. Tại sao thế???… Tại vì, người Việt có một đặc trưng đó là “duy tình” hơn “duy lý”, ở đâu, làm gì, cái tình vẫn được đặt trên cái lý, luôn yêu thương đùm bọc lẫn nhau, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Và người Việt biết: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây!”, Như Bác Hồ từng nói: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước/ Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Có thể thấy, “tâm tình” người Việt sâu sắc như thế nào, mới có thể gìn giữ “bản sắc văn hóa truyền thống” của dân tộc mình, qua biết bao biến thiên của thời cuộc, không những không làm nó phai tàn đi mà càng trở nên đẹp đẽ hơn…

Nguoi Thoi Hon Cho Ban Tho2

Và những người “thổi hồn” cho ban thờ

Thế nên, “Ban thờ” của người Việt đẹp lắm! Ban thờ của người Việt đẹp như một bức tranh vậy!. Bởi vì, người Việt rất thành tín, họ đã thành tâm kí thác tâm tư tình cảm của mình trong đó để “thổi hồn cho Ban thờ”,… họ chính là những “người nghệ sĩ của tín ngưỡng”. “Ban thờ” luôn được người Việt đặt ở vị trí trang trọng nhất trong ngôi nhà của mình. Bằng tất cả lòng tôn kính, họ luôn dành những gì đẹp nhất, ngon nhất, tinh khiết nhất mình có để trưng lên “Ban thờ”…

Cũng chính vì thế, dù ở đâu, trong bất kì hoàn cảnh nào, những ngôi nhà của người Việt có thể thiếu nhiều thứ nhưng không thể thiếu “Ban thờ”… Và người ta có thể quên gì nhưng không quên thắp hương thơm trên ban thờ mỗi dịp giỗ chạp, cúng những món ăn ngon để tưởng nhớ Tổ Tiên, những người có công sinh thành dưỡng dục; không quên dâng lên ban thờ Phật những bó hoa sen thơm, loài hoa dù gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, cầu mong an lạc tâm sáng tựa liên hoa; không quên, dâng những bát cơm đầu mùa, trái ngon vườn nhà, con vật béo tốt mình nuôi được cho Thần, để tỏ lòng biết ơn đã cho mùa màng bội thu, nuôi trồng thuận lợi!

Và có lẽ, không đâu “Ban thờ” được “chăm chút” như “Ban thờ” ở các nơi Chùa chiền đền phủ và trong nơi thờ tự của nhừng “Thanh đồng”, bởi một điều rất đặc biệt, đó là họ là những “người được chọn” để làm công việc đặc biệt, công việc xác định cả đời sống chết vì nó, không có sự thay đổi, không có bỏ cuộc, cũng không có cái gọi là bỏ sức lao động để đổi lấy tiện nghi cho bản thân. Tất cả đều từ sự thành tâm của chính họ. Bởi, sự thành tâm của họ với cõi huyền bí đã cho họ được thấy những điều “người trần mắt thịt” không thấy. Với họ, “Ban thờ” như sinh mạng nên rất chăm chút cho “Ban thờ”. Đặt Ban thờ ở đâu, bày biện Ban thờ như thế nào cũng phải có sách cả. Không thể tùy tiện. Tối kỵ sự tùy tiện và bẩn thỉu… vì đó là nơi Tổ Tiên – Thần – Phật ngự. Ở đó, luôn có họ, dõi theo và phù hộ… cho mình. Họ “chăm sóc Ban thờ” như chăm người vậy, phục vụ bằng tất cả lòng thành kính. Vì họ tin, thành tâm sẽ được Tổ Tiên – Thần – Phật phù hộ độ trì!. Không “cúng” những gì tốt đẹp nhất họ có, có thể khiến họ mất ăn mất ngủ.

Tôi biết một “Thanh đồng” đến với “con đường huyền bí” cũng từ một cái duyên. Anh thường chia sẻ với mọi người những hình ảnh “Ban thờ” mình bày biện với mọi người. Người không hiểu, nghĩ anh khoe. Người có tâm, nhìn vào đó thấy cả một bức tranh sống động và học theo để bày biện “Ban thờ” nhà mình. Nhìn vào đó, ta thấy được sự trang nghiêm mà không kém phần tươi đẹp, như người nghệ sĩ kí thác tất cả tâm tư tình cảm của mình vào trong “sản phẩm” của mình…

Những “sản phẩm” được làm ra từ đôi bàn tay khéo léo của người nghệ sĩ ấy, lại được kí thác tất cả tâm tư tình cảm trong đó, sản phẩm dù không là vật sống nhưng vẫn cứ mang một hồn sống vậy. Rất đẹp!!!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Copyright © by Hoinhattam.com